THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM (CÔNG DÂN VIỆT NAM CƯ TRÚ Ở NƯỚC NGOÀI)

Trình tự thực hiện:

- Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài xin thôi quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi cư trú.

- Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi cư trú.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;

- Bản khai lý lịch;

- Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật quốc tịch năm 2008;

- Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này (Giấy tờ xác nhận việc người xin thôi quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận hoặc bảo đảm cho người đó được nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này. Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam đã có quốc tịch nước ngoài thì nộp bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để chứng minh người đó đang có quốc tịch nước ngoài).

Số lượng hồ sơ: 03 bộ

Thời hạn giải quyết: 65 ngày (thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền)

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch nước

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Bộ Tư pháp;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

- Cơ quan phối hợp: Bộ Công an

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

Lệ phí (nếu có): 2.500.000đ

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

- Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;

- Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;

- Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 ngày 13/11/2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2009)

- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/11/2009)

- Thông tư của Bộ Tài chính số 146/2009/TT-BTC Ngày 20 tháng 07 năm 2009 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết

các việc liên quan đến quốc tịch

- Thông tư của Bộ Tư pháp số 08/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 Hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch

- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 1/3/2010 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ.

BIỂU PHÍ THANH TOÁN

Luật sư tranh tụng, Luật sư tư vấn, Luật sư vụ án Kinh doanh thượng mại, Tư vấn pháp luật, Tư vấn luật doanh nghiệp,  Luật sư án dân sự, Luật sư  án Hình sự, Hôn Nhân & Gia Đình, Hôn nhân có yếu tố nước ngoài, Chia tài sản chung, Tranh chấp Thừa kế, Lập di chúc, Kê khai di sản, Hợp đồng công chứng, Tư vấn chuyển nhượng đất đai, Soạn thảo đơn khởi kiện, Soạn thảo hợp đồng thương mại, Thụ tục khởi kiện tại tòa án, Trọng tài thương mại.

 

Về đầu trang