ĐĂNG KÝ GIỮ QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Trình tự thực hiện:

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng, nếu có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam thì phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại  Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam (Cơ quan đại diện Việt Nam thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước nơi người đăng ký giữ quốc tịch đang có quốc tịch hoặc đang thường trú). Trường hợp Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao hoặc chưa có Cơ quan đại diện thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước mà người đăng ký giữ quốc tịch đang thường trú thì việc đăng ký giữ quốc tịch tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước thứ ba theo sự uỷ quyền của Bộ Ngoại giao.

- Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ

Cách thức thực hiện: Người xin đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam nộp trực tiếp tại Cơ quan đại diện Việt Nam thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước nơi người đăng ký giữ quốc tịch đang có quốc tịch hoặc đang thường trú. Trường hợp Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao hoặc chưa có Cơ quan đại diện thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước mà người đăng ký giữ quốc tịch đang thường trú thì việc đăng ký giữ quốc tịch tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước thứ ba theo sự uỷ quyền của Bộ Ngoại giao.

Thành phần hồ sơ:

Người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam nộp Tờ khai theo mẫu và bản sao giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của người đó

- Trường hợp người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam không có đủ giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ, thì  ngoài các thông tin trong Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam còn phải nộp thêm Tờ khai lý lịch và các giấy tờ sau (nếu có) để phục vụ việc xác minh về quốc tịch của người đó:

+ Bản sao các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con;

+ Bản sao giấy tờ có nội dung liên quan đến quốc tịch của đương sự do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;

+ Bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Số lượng hồ sơ: không quy định                

Thời hạn giải quyết: không quy định cụ thể một việc đăng ký là bao nhiêu ngày, nhưng quy định việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam chỉ đến ngày 01 tháng 7 năm 2014 là dừng lại và không tiếp nhận hồ sơ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện Việt Nam thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước nơi người đăng ký giữ quốc tịch đang có quốc tịch hoặc đang thường trú.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:  Giấy chứng nhận

Lệ phí (nếu có): không quy định

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Đang có quốc tịch Việt Nam

Trường hợp người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam không có đủ giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ, thì  ngoài các thông tin trong Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam còn phải nộp thêm Tờ khai lý lịch và các giấy tờ sau (nếu có) để phục vụ việc xác minh về quốc tịch của người đó:

+ Bản sao các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con;

+ Bản sao giấy tờ có nội dung liên quan đến quốc tịch của đương sự do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;

+ Bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

BIỂU PHÍ THANH TOÁN

Luật sư tranh tụng, Luật sư tư vấn, Luật sư vụ án Kinh doanh thượng mại, Tư vấn pháp luật, Tư vấn luật doanh nghiệp,  Luật sư án dân sự, Luật sư  án Hình sự, Hôn Nhân & Gia Đình, Hôn nhân có yếu tố nước ngoài, Chia tài sản chung, Tranh chấp Thừa kế, Lập di chúc, Kê khai di sản, Hợp đồng công chứng, Tư vấn chuyển nhượng đất đai, Soạn thảo đơn khởi kiện, Soạn thảo hợp đồng thương mại, Thụ tục khởi kiện tại tòa án, Trọng tài thương mại.

 

Về đầu trang