|
Trả lời |
Theo những thông tin mà chị cung cấp, chúng tôi xin được trả lời như sau: + Xét tính hợp pháp của quyết định chấm dứt HĐLĐ của Công ty với chị T. - Theo quy định của Bộ luật Lao động (BLLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) chỉ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ trong những trường hợp được quy định tại khoản 1, điều 38 BLLĐ: Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này; c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động dưới một năm ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động; d) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động. Như vậy, trường hợp của chị T. không thuộc vào những trường hợp mà NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. - Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong các trường hợp tại điều 38 phải tuân thủ thời hạn sau (khoản 3, điều 38) Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước: a) ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; b) ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến ba năm; c) ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm. Trong trường hợp chị T. đã làm việc được 7 năm, HĐLĐ ký với công ty là không xác định thời hạn thì nếu muốn chấm dứt HĐLĐ với chị T. công ty phải báo trước cho chị ít nhất là 45 ngày - Mặt khác, theo quy định tại khoản 1, điều 85 BLLĐ, NLĐ có thể bị sa thải trong những trường hợp sau: Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp; b) Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật; c) Người lao động tự ý bỏ việc bảy ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng. Việc Công ty chấm dứt HĐLĐ với chị T mà không có bất cứ 1 lý do gì,( không rõ nguyên nhân). Như vậy, căn cứ vào điều 38 và 85 BLLĐ là hoàn toàn sai. + Vì công ty đã ra quyết định chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật với chị T. nên căn cứ vào điều 41 BLLĐ, quyền và lợi ích của chị T. sẽ được giải quyết như sau: - Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc. Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường tương ứng với tiền lương trong những ngày không được làm việc, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật này (khoản 1, điều 41) - Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có. (khoản 1, điều 42)
Liên hệ với chúng tôi để có dịch vụ pháp lý tốt nhất. HÃNG LUẬT NGỌC LÂM Địa chỉ: 20 A Phú Hòa, phường 7, quận Tân Bình, Tp.HCM Luật sư Thu Thủy: 0941421973 Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.
|
- Quy định của pháp luật lao động về việc đơn phương chấm chấm dứt hợp đồng lao động? - [02-12-2015]
- Pháp luật quy định chế độ nghỉ khám thai như thế nào đối với phụ nữ trong doanh nghiệp? - [02-12-2015]
- Tham gia đình công trái pháp luật bị xử phạt như thế nào? - [02-12-2015]
- Có được phạt tiền người lao động khi họ vi phạm quy định? - [02-12-2015]
- Hành vi nào của người SDLĐ bị coi là vi phạm tiền lương, thưởng và có bị xử phạt hành chính - [04-11-2015]
- Quyền có người lao động và Người sử dụng lao động quy định như thế nào? - [04-11-2015]
- Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác lập theo nguyên tắc nào? - [04-11-2015]
- Công chức, viên chức có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLLĐ - [04-11-2015]