Trả lời |
|||
Theo Điều 79 Bộ luật lao động thì: người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Theo đó luật không điều chỉnh cụ thể việc nghỉ không hưởng lương cũng như thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian này hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nếu nghỉ ốm hưởng BHXH, tại Điều 23 Luật BHXH quy định Thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau: 1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên; b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên. 2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau: a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn. 3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này tuỳ thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân. Điều 25. Mức hưởng chế độ ốm đau 1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. 2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau: a) Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên; b) Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; c) Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm. 3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. 4. Mức hưởng chế độ ốm đau tính theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung. |
Liên hệ với chúng tôi để có dịch vụ pháp lý tốt nhất.
HÃNG LUẬT NGỌC LÂM
Địa chỉ: 20 A Phú Hòa, phường 7, Tân Bình, Tp.HCM
Luật sư Thu Thủy: 0941421973
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
- Quy định của pháp luật lao động về việc đơn phương chấm chấm dứt hợp đồng lao động? - [02-12-2015]
- Pháp luật quy định chế độ nghỉ khám thai như thế nào đối với phụ nữ trong doanh nghiệp? - [02-12-2015]
- Tham gia đình công trái pháp luật bị xử phạt như thế nào? - [02-12-2015]
- Có được phạt tiền người lao động khi họ vi phạm quy định? - [02-12-2015]
- Hành vi nào của người SDLĐ bị coi là vi phạm tiền lương, thưởng và có bị xử phạt hành chính - [04-11-2015]
- Quyền có người lao động và Người sử dụng lao động quy định như thế nào? - [04-11-2015]
- Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác lập theo nguyên tắc nào? - [04-11-2015]
- Công chức, viên chức có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLLĐ - [04-11-2015]