Quy định của pháp luật lao động về việc đơn phương chấm chấm dứt hợp đồng lao động?

Trả lời

Theo Điểm a, điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ Luật Lao động (BLLĐ): Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong  trường hợp:

- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;

- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

Theo thông tin chị cung cấp thì Công ty đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với chị  theo trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng

 Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2003/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ về HĐLĐ: “Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động là không hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố chủ quan và bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một tháng, mà sau đó vẫn không khắc phục”.

Với thông tin chị cung cấp, không cho biết cụ thể chị bị công ty nhắc nhở 3 lần bằng văn bản trong 1 tháng hay mỗi lần nhắc nhở vào 1 tháng khác nhau. Nếu chị mắc lỗi và bị ghi nhận lỗi bằng văn bản 03 lần, nhưng mỗi lần vào một tháng khác nhau thì Công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với chị là chưa phù hợp với quy định của pháp luật Lao động, còn nếu chị bị công ty nhắc nhở 3 lần bằng văn bản vì không hoàn thành định mức lao động do yếu tố chủ quan trong 1 tháng, thì Công ty chấm dứt Hợp đồng lao động với chị là hoàn toàn có cơ sở.

BIỂU PHÍ THANH TOÁN

Luật sư tranh tụng, Luật sư tư vấn, Luật sư vụ án Kinh doanh thượng mại, Tư vấn pháp luật, Tư vấn luật doanh nghiệp,  Luật sư án dân sự, Luật sư  án Hình sự, Hôn Nhân & Gia Đình, Hôn nhân có yếu tố nước ngoài, Chia tài sản chung, Tranh chấp Thừa kế, Lập di chúc, Kê khai di sản, Hợp đồng công chứng, Tư vấn chuyển nhượng đất đai, Soạn thảo đơn khởi kiện, Soạn thảo hợp đồng thương mại, Thụ tục khởi kiện tại tòa án, Trọng tài thương mại.

 

Về đầu trang