|
Trả lời |
Theo các Điều 231 - 232 - 234 Bộ luật Tố tụng hình sự: - Sau khi xét xử lần đầu (gọi là xét xử sơ thẩm) thì bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo có quyền kháng cáo (chống án) bản án sơ thẩm trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. - Tòa án cấp trên sẽ xem xét lại bản án sơ thẩm có kháng cáo (nếu như Viện Kiểm sát không kháng nghị bản án sơ thẩm theo hướng nặng hơn; người bị hại, đại diện hợp pháp của người bị hại không kháng cáo đề nghị tăng nặng hình phạt đối với bị cáo...) thì Tòa án cấp phúc thẩm xét xử y án sơ thẩm hoặc giảm nhẹ hình phạt, nghĩa là không xấu hơn tình trạng của bị cáo. - Trường hợp cụ thể của cháu bà thì tại phiên tòa sơ thẩm, vị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng xét xử tuyên phạt tù giam; trong những trường hợp cụ thể này thì thông thường Viện Kiểm sát sẽ không kháng nghị theo hướng tăng nặng. Bà có thể làm đơn kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét để quyết định hình phạt nhẹ hơn cho cháu bà.
|
Luật sư tư vấn: Nguyễn Thu Thủy
- Bị cáo phạm tội khi chưa thành niên, khi xét xử thì đã thành niên. - [24-12-2015]
- Tòa tuyên thời gian phạt tù bằng thời gian tạm giam, tạm giữ có phải thi hành án? - [07-11-2015]
- Những quy định của pháp luật về người làm chứng tại Tòa án? - [07-11-2015]
- Đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài sau đó họ tự ý bỏ trốn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? - [07-11-2015]
- Người cha do nghiện ngập mà bán con trong tình trạng say sỉn có phạm tội không? Mức hình phạt thế nào? - [07-11-2015]
- Khủng bố tin nhắn bằng điện thoại bị xử lý như thế nào? - [07-11-2015]
- Thực tiễn xét xử của Bồi Thường Thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự - [07-11-2015]