|
Khủng bố được thể hiện dưới muôn vàn hình thức, trong đó có nhắn tin qua máy điện thoại di động nhằm quấy nhiễu, sỉ nhục, chửi bới, lăng mạ, tống tiền hoặc đe dọa sinh mạng của người nhận tin nhắn. Để xử lý cần căn cứ vào mức độ và hành vi cụ thể của người thực hiện, thiệt hại thực tế xảy ra, mức độ nghiêm trọng của hậu quả đó... để áp dụng hình thức xử lý hoặc xác định tội danh phù hợp. Trong trường hợp tin nhắn khủng bố chỉ dừng lại ở mức độ thông thường, chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người thực hiện có thể bị xử lý hành chính kèm theo các biện pháp cưỡng chế khác như buộc xin lỗi công khai, cam kết không tái phạm. Tuy nhiên trong các trường hợp khác, gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng. (Ví dụ như làm cho người bị hại lo sợ hành vi đe dọa giết người sẽ được thực hiện thì người nhắn tin khủng bố có thể bị khởi tố về tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Hình sự.) Trường hợp mà ông đưa ra, ông nên tố cáo việc mình bị khủng bố bằng tin nhắn đến cơ quan công an để có biện pháp xử lý thích đáng đối với người thực hiện.
|
Liên hệ với chúng tôi để có dịch vụ pháp lý tốt nhất.
HÃNG LUẬT NGỌC LÂM
Địa chỉ: 20 A Phú Hòa, phường 7, Tân Bình
Luật sư Thu Thủy: 0941421973
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
- Khi nào tòa Phúc thẩm xét xử mức án nặng hơn sơ thẩm - [18-05-2016]
- Bị cáo phạm tội khi chưa thành niên, khi xét xử thì đã thành niên. - [24-12-2015]
- Tòa tuyên thời gian phạt tù bằng thời gian tạm giam, tạm giữ có phải thi hành án? - [07-11-2015]
- Những quy định của pháp luật về người làm chứng tại Tòa án? - [07-11-2015]
- Đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài sau đó họ tự ý bỏ trốn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? - [07-11-2015]
- Người cha do nghiện ngập mà bán con trong tình trạng say sỉn có phạm tội không? Mức hình phạt thế nào? - [07-11-2015]
- Thực tiễn xét xử của Bồi Thường Thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự - [07-11-2015]