Trong những năm qua, tranh chấp lao động tại Việt Nam không ngừng tăng nhanh về số vụ việc cũng như tính chất phức tạp ngày càng cao.
Người khởi kiện là người lao động: Do đặc thù của quan hệ lao động, người từ 15 tuổi trở lên có thể tự mình tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng lao động. Cho nên, khi quyền lợi của họ trong quan hệ lao động bị xâm phạm thì pháp luật cho phép người lao động từ 15 tuổi trở lên có quyền tự mình khởi kiện hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện việc khởi kiện. Nếu người lao động dưới 15 tuổi (trong trường hợp họ được pháp luật cho phép tham gia vào một số quan hệ lao động nhất định) hoặc người lao động có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì không thể tự mình khởi kiện mà việc khởi kiện được tiến hành thông qua người đại diện hợp pháp.
- Người khởi kiện là tập thể lao động: Trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm và họ muốn khởi kiện thì chủ thể thực hiện việc khởi kiện là Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ là tổ chức đại diện cho tập thể người lao động tại một đơn vị khởi kiện vụ tranh chấp lao động tập thể tại Tòa án.
- Người khởi kiện là người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân khởi kiện thì họ phải từ 18 tuổi trở lên và phải tự mình thực hiện việc khởi kiện hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người khác khởi kiện. Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thì quyền khởi kiện được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp - là người đại diện theo pháp luật (giám đốc, tổng giám đốc) hoặc đại diện theo ủy quyền bằng văn bản.
LAMLAW sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng trong việc xử lý các tranh chấp lao động phát sinh, cụ thể Công ty luật Ngọc Lâm tham gia tố tụng tại tòa án các vụ án, vụ việc lao động.
LAMLAW nghiên cứa hồ sơ và thực hiện theo quy trình do chúng tôi xây dựng
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LAO ĐỘNG
Bước 1: Xác định điều kiện khởi kiện
1. Xác định quyền khởi kiện:
a/ Người khởi kiện là người lao động:
Người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có quyền tự mình khởi kiện; Nếu người khởi kiện dưới 15 tuổi ( Trong trường hợp tham gia quan hệ lao động) có quyền và lợi ích bị tranh chấp thì người khởi kiện phải thông qua người đại diện hợp pháp ( cha mẹ, người giám hộ) để khởi kiện.
b/ Người khởi kiện là người sử dụng lao động
- Nếu người sử dụng lao động là cá nhân thì phải đủ 18 tuổi trở lên;
- Nếu người sử dung lao động là pháp nhân thì người khởi kiện là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ( Tổng giám đốc, giám đốc) hoặc là người được ủy quyền hợp pháp.
2. Điều kiện về hòa giải tại cơ sở
Trong các vụ án tranh chấp lao động điều kiện hòa giải tại cơ sở là bắt buộc là điều kiện cần thiết trước khi tiến hành thủ tục khởi kiện tại Tòa án
3. Điều kiện về thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện trong các vụ án tranh chấp lao động căn cứ vào quy định tại Điều 167 Bộ luật lao động.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
1/ Đơn khởi kiện
2/Thu thập chứng cứ tài liệu để chứng minh quyền khởi kiện
Phụ thuộc vào tranh chấp mà các tài liệu cần thiết, tuy nhiên thông thường các chứng cứ, tài liệu để chứng minh quyền khởi kiện bao gồm:
- Hợp đồng lao động, hoặc quyết định vào làm việc;
- Các tài liệu chứng minh sự kiện tranh chấp giữa các bên như: Quyết định kỷ luật sa thải (Đối với các tranh chấp về kỷ luật lao động theo hình thức sa thải); Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (đối với tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động); Bản cam kết về thời gian làm việc bắt buộc cho doanh nghiếpau khi học (đối với tranh chấp về đòi bồi thường phí đào tạo)….
- Biên bản hòa giải không thành (Đối với tranh chấp lao động cá nhân bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở); Quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh (đối với tranh chấp lao động tập thể).
Bước 3: Nộp đơn khởi kiện, tạm ứng án phí
- Người khơi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc Nộp hồ sơ khởi kiện bằng đường bưu điện
- Sau khi nhận được thông báo của Tòa án về việc nhận đơn khởi kiện và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí; Người khởi kiện phải đến Cơ quan thi hành án nộp tiền tạm ứng án phí theo thông báo của Tòa án để tòa án tiến hành thụ lý vụ án.
Bước 4: Tham gia phiên Tòa
Sau khi tòa án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án, người khởi kiện phải tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập. Nếu không tham gia phiên tòa phải có lý do chính đáng và gửi tới tòa án.
Chúng tôi tư vấn và thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp Lao động.
Liên hệ với chúng tôi để có dịch vụ pháp lý tốt nhất.
HÃNG LUẬT NGỌC LÂM
Điện thoại yêu cầu tư vấn: 0941421973
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết liên quan
- Giữ chân người lao động bằng hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo? - [29-12-2015]
- Những đều cần lưu ý khi khởi kiện vụ án Lao động. - [08-11-2015]
- Khi tham gia đình công, hành vi vi phạm nào của người lao động bị xử phạt hành chính. Mức phạt cụ thể được quy định như thế nào? - [08-11-2015]
- Khởi kiện vụ án dân sự về tranh chấp lao động - [08-11-2015]