|
Theo Điểm a, điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ Luật Lao động (BLLĐ): Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp: - Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; - Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải. Theo thông tin chị cung cấp thì Công ty đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với chị theo trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2003/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ về HĐLĐ: “Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động là không hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố chủ quan và bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một tháng, mà sau đó vẫn không khắc phục”. Với thông tin chị cung cấp, không cho biết cụ thể chị bị công ty nhắc nhở 3 lần bằng văn bản trong 1 tháng hay mỗi lần nhắc nhở vào 1 tháng khác nhau. Nếu chị mắc lỗi và bị ghi nhận lỗi bằng văn bản 03 lần, nhưng mỗi lần vào một tháng khác nhau thì Công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với chị là chưa phù hợp với quy định của pháp luật Lao động, còn nếu chị bị công ty nhắc nhở 3 lần bằng văn bản vì không hoàn thành định mức lao động do yếu tố chủ quan trong 1 tháng, thì Công ty chấm dứt Hợp đồng lao động với chị là hoàn toàn có cơ sở.
Trường hợp bạn cho rằng quyền lợi của bạn trong được bảo đảm, bạn muốn khởi kiện vụ tranh chấp lao động thì bạn cần lưu ý như saU- Theo Nghị quyết 32/2004/QH11 ngày 15/6/2004 của QH quy định về áp dụng BLTTDS: “Kể từ ngày BLTTDS có hiệu lực, những Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có đủ điều kiện thực hiện thì được giao thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại điều 33 BLTTDS; những Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh chưa đủ điều kiện thì tiếp tục thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm quy định tại khoản 1 Điều 12 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động…” Có nghĩa theo PLTTGQCTCLĐ thì trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xem là có yếu tố nước ngoài, nên nếu Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chưa được giao thẩm quyền thì chưa được giải quyết khi có vụ án tranh chấp lao động liên quan đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.- Theo Điều 34 BLTTDS, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là TAND cấp tỉnh) như sau: |
+ Tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, bao gồm: về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn; các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.
+ Các tranh chấp, yêu cầu được quy định tại khoản 3 Điều 33 BLTTDS
+ Những yêu cầu về lao động được quy định tại Điều 32 BLTTDS
+ Những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết. (Hiện nay, không có quy định nào xác định rõ những trường hợp nào Tòa án nhân dân cấp tỉnh được lấy lên để giải quyết. Song thực tiễn xét xử cho thấy thông thường những tranh chấp có liên quan đến yếu tố tôn giáo, chính trị, vụ án có nhiều đương sự ở nhiều địa phương khác nhau… thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
* Thẩm quyền theo lãnh thổ: Điều 35 (Phân tích chung cho cả 4 loại án)
Về nguyên tắc, việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ được xác định tại Điều 35 BLTTDS. Đó là:
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp theo Điều 31 BLTTDS.
- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp theo quy định tại Điều 31 BLTTDS.
- Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc nếu người phải thi hành bản án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài.
- Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
- Tòa án nơi người phải thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài.
* Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn: Điều 36 BLTTD(Điểm 5.1 mục I NQ 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS 2004)
Liên hệ với chúng tôi để có dịch vụ pháp lý tốt nhất.
HÃNG LUẬT NGỌC LÂM
Địa chỉ: 20 A Phú Hòa, phường 7, quận Tân Bình, Tp.HCM
Luật sư Thu Thủy: 0941421973
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
- Giữ chân người lao động bằng hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo? - [29-12-2015]
- Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án lao động tại toà án - [16-07-2015]
- Khi tham gia đình công, hành vi vi phạm nào của người lao động bị xử phạt hành chính. Mức phạt cụ thể được quy định như thế nào? - [08-11-2015]
- Khởi kiện vụ án dân sự về tranh chấp lao động - [08-11-2015]