Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.
1. Kiểu dáng công nghiệp có ý nghĩa và tầm quan trọng
Kiểu dáng công nghiệp có tầm quan trọng rất lớn đối với các sản phẩm của doanh nghiệp. Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, để có thể đứng vững và cạnh tranh với các sản phẩm khác, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư rất nhiều thời gian và tiền của nhằm cải thiện kiểu dáng các sản phẩm của họ. Đây được coi là hành động đáng khích lệ bởi:
– Tạo ra các sản phẩm mới với các kiểu dáng bắt mắt, tính năng vượt trội, giúp doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.
– Đa dạng hoá các sản phẩm với các kiểu dáng khác nhau nhằm hướng tới nhiều nhóm khách hàng ở các độ tuổi khác nhau. Ví dụ: đối với sản phẩm ví đựng tiền, việc thay đổi các kiểu dáng khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp có thể phục vụ nhu cầu của nhiều khách hàng từ nam cho đến nữ, từ người già đến người trẻ…
– Liên tục thay đổi không ngừng kiểu dáng các sản phẩm của mình khiến cho doanh nghiệp ngày càng thu hút được khách hàng, khẳng định được tên tuổi cũng như thương hiệu của mình trên thương trường.
Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
– Giúp doanh nghiệp được đảm bảo sự độc quyền của mình đối với sản phẩm được bảo hộ, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi sản phẩm được bảo hộ của họ bị làm nhái, sao chép…
– Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái được sản xuất tràn lan, doanh nghiệp có những sản phẩm được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thành công sẽ là cơ sở để xử lý vi phạm đối với những trường hợp làm nhái, sao chép sản phẩm, giúp củng cố niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
– Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ngoài việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trước những hành vi xâm phạm còn có thể là nguồn thu nhập thêm cho doanh nghiệp thông qua việc thu phí chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng cho người khác (hợp đồng li-xăng).
2. Thông tin cần cung cấp cho việc đăng ký Kiểu dáng công nghiệp
- Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của người nộp đơn;
- Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của tác giả kiểu dáng;
- Tên của kiểu dáng (thể hiện đối tượng cần đăng ký);
- Phân loại của kiểu dáng cần đăng ký theo Phân loại quốc tế Locarno (nếu có thể);
- Nước ưu tiên, số đơn ưu tiên và ngày ưu tiên của đơn (trong trường hợp đơn có xin hưởng quyền ưu tiên).
3. Tài liệu cần cung cấp cho việc đăng ký Kiểu dáng công nghiệp
- 06 bộ hình vẽ/ảnh chụp dùng để minh hoạ cho kiểu dáng. Các hình vẽ/ảnh chụp không được vượt quá kích thước của khổ giấy A4 và tất cả các hình vẽ/ảnh chụp phải có cùng tỷ lệ. Số lượng hình vẽ/ảnh chụp trong 01 bộ phải đủ để có thể thể hiện được kiểu dáng (kiểu dáng nhìn từ các phía khác nhau và hình ảnh tổng thể của kiểu dáng);
- Bản mô tả vắn tắt kiểu dáng, trong đó có chỉ ra các đặc điểm khác biệt của kiểu dáng xin được bảo hộ;
- Bản sao tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên có xác nhận của cơ quan nơi đơn ưu tiên được nộp (trong trường hợp đơn xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris). Tài liệu này có thể được bổ sung trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày nộp đơn.
4. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
- Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm một (1) bản;
- Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu, gồm một (1) bản;
- Giấy uỷ quyền (nếu cần);
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
- Chứng từ nộp phí nộp đơn và phói công bố đơn, gồm một (1) bản.
- Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;
- Tài liệu xác nhận quyền sơ hữu nhãn hiệu;
- Bản gốc của Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ và bao gồm các nội dung sau:
- Tên sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;
- Chỉ số Phân loại kiểu dáng công nghiệp Quốc tế (theo Thoả ước Locarno);
- Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;
- Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết;
- Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ;
- Bản chất của kiểu dáng công nghiệp, trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết;
- Bộ ảnh chụp hoặc hình vẽ phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. ảnh chụp/hình vẽ phải rõ ràng và sắc nét, không được lẫn các sản phẩm khác với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ. Tất cả các ảnh chụp/hình vẽ phải theo cùng một tỉ lệ. Kích thước mỗi ảnh chụp/hình vẽ không được nhỏ hơn (90 x 120)mm và không được lớn hơn (210 x 297) mm.
- Luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ - [24-07-2015]
- Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả - [24-07-2015]
- Đăng ký thương hiệu độc quyền - [24-10-2015]
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa - [24-10-2015]
- Đăng ký mã số mã vạch - [24-10-2015]
- Đăng ký bản quyền tác giả - [24-10-2015]
- Tư vấn nhượng quyền thương mại - [24-10-2015]
- Tư vấn độc quyền sáng chế - [24-10-2015]