Nộp đơn thuận tình ly hôn nhưng hòa giải không thành, sau đó có được rút đơn thuận tình ly hôn?

Căn cứ điểm a, mục 9, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có quy định như sau: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải. Trong trường hợp tòa án hòa giải không thành thì tòa án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hòa giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như viện kiểm sát không có phản đối sự thỏa thuận đó, thì tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên tòa khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: – Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn; – Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; – Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, viện kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm”.

Trường hợp hai vợ chồng bạn cùng đồng ý viết đơn ly hôn nên đây được coi là yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, một trong những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. 

 Như vậy, thời hạn để cả hai vợ chồng có thay đổi ý kiến về việc ly hôn tối đa là 15 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải không thành. Khi đó, nếu cả hai vợ chồng bạn cùng thay đổi ý kiến và xin rút đơn xin ly hôn thì tòa án có thẩm quyền sẽ xem xét ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo khoản đ Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011: “Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu tòa án tiếp tục giải quyết vụ án”.

Trường hợp nếu tòa án đã ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, viện kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

BIỂU PHÍ THANH TOÁN

Luật sư tranh tụng, Luật sư tư vấn, Luật sư vụ án Kinh doanh thượng mại, Tư vấn pháp luật, Tư vấn luật doanh nghiệp,  Luật sư án dân sự, Luật sư  án Hình sự, Hôn Nhân & Gia Đình, Hôn nhân có yếu tố nước ngoài, Chia tài sản chung, Tranh chấp Thừa kế, Lập di chúc, Kê khai di sản, Hợp đồng công chứng, Tư vấn chuyển nhượng đất đai, Soạn thảo đơn khởi kiện, Soạn thảo hợp đồng thương mại, Thụ tục khởi kiện tại tòa án, Trọng tài thương mại.

 

Về đầu trang