Thủ tục và điều kiện phá sản doanh nghiệp

Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp nhiều vướng mắc khi tiến hành thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp.   Hãng luật Ngọc Lâm đạm nhận  hỗ trợ và tư vấn cho Quý khách hàng trình tự và thủ tục phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Căn cứ vào Điều 5, Luật Phá sản 2004 thì  Thủ tục phá sản  được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản bao gồm:

a) Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;

b) Phục hồi hoạt động kinh doanh;

c) Thanh lý tài sản, các khoản nợ;

d) Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

Như vậy, để nắm rõ được trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp, dưới đây là chi tiết các bước tiến hành thủ tục như sau:

1. Nộp hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản:

- Các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Chương II, Luật Phá sản 2004): chủ nợ, người lao động, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông Công ty cổ phần, thành viên Công ty hợp danh;

- Tất cả các chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải đ­ược gửi cho Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 của Luật Phá sản 2004;

- Đối với các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp khác nhau sẽ có nội dung đơn và hồ sơ, các tài liệu chứng cứ đi kèm khác nhau, được quy định cụ thể tại Chương II, Luật Phá sản 2004.

2. Tòa án thụ lý Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

- Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thấy cần sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu thì Tòa án yêu cầu Doanh nghiệp thực hiện việc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu sửa đổi, bổ sung của Toà án (Khoản 1, Điều 22, LPS 2004).

- Sau 07 ngày kể từ thời điểm nộp hồ sơ, Tòa án sẽ ra Thông báo nộp lệ phí phá sản.

- Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày Toà án nhận được đơn. Toà án phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn. (Khoản 2, Điều 22, Luật Phá sản 2004).

3. Mở thủ tục phá sản doanh nghiệp:

- Trong thời hạn 30 ngày sau khi thụ lý đơn, Tòa án sẽ xem xét đưa ra Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản sau khi xem xét tất cả các căn cứ chứng minh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản;

- Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, căn cứ vào quy định cụ thể của Luật này, Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản;

- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án sẽ thông báo quyết định mở thủ tục phá sản đến doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp đó;

4. Kiểm kê tài sản, lập danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ:

- Thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản;

- Doanh nghiệp tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản theo bảng kê chi tiết đã nộp cho Toà án và xác định giá trị các tài sản đó;

- Việc kiểm kê tài sản đặt dưới sự quản lý, giám sát của tổ quản lý, thanh lý tài sản;

- Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản vẫn được tiến hành bình thường, nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản;

5. Triệu tập Hội nghị chủ nợ:

- Hội nghị chủ nợ do Thẩm phán ra quyết định thành lập và chủ trì hội nghị;

- Việc tổ chức Hội nghị chủ nợ trước hết là nhằm bảo đảm cho việc giải quyết một cách bình đẳng lợi ích kinh tế của các chủ nợ của doanh nghiệp;

- Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có sự tham gia của quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm tham gia;

- Nội dung của Hội nghị chủ nợ chủ yếu bàn và giải quyết về 2 vấn đề chính:

  • Xem xét thông qua phương án hoà giải, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Thảo luận và kiến nghị với thẩm phán về phân chia tài sản của doanh nghiệp 

6. Thủ tục phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh:

- Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;

- Nếu doanh nghiệp không thể phục hồi sẽ tiến hành thủ tục thanh lý tài sản;

- Trong trường hợp Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất không thông qua phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh thì Thẩm phán sẽ không ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp và sẽ tiến hành luôn thủ tục thanh lý tài sản.

7. Thủ tục thanh lý tài sản:

- Chủ thể thực hiện việc xử lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục phá sản là Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm có:

  • Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng;
  • Một cán bộ của Toà án;
  • Một đại diện chủ nợ;
  • Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp;
  • Trường hợp cần thiết có đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Thẩm phán xem xét, quyết định.

- Các bước tiến hành thủ tục thanh lý tài sản được quy định từ Điều 78 đến Điều 85, Luật Phá sản 2004.

8. Tuyên bố phá sản doanh nghiệp:     

- Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Công ty Luật Ngọc Lâm với đội ngũ luật sư và chuyên viên nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn về hồ sơ và thủ tục phá sản doanh nghiệp. Hãy liên hệ, Chúng tôi tư vấn và cung cấp cho Quý khách hàng dịch vụ tậm tâm và hiệu quả nhất

Các dịch vụ cung cấp đến khách hàng:

1.      Tư vấn lập phương án phá sản;

2.      Tư vấn trình tự và thủ tục phá sản doanh nghiệp;

3.      Đại diện theo ủy quyền nộp Đơn yêu cầu phá sản;

4.      Đại diện theo ủy quyền trả lời các kiến nghị của người lao động, các chủ thể có liên quan…;

5.      Tư vấn trình tự khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

6.      Tư vấn các biện pháp bảo toàn tài sản cho doanh nghiệp.

 NO PHOTO     Thủ tục phá sản doanh nghiệp.

 

Liên hệ với chúng tôi để có dịch vụ pháp lý tốt nhất.

 

HÃNG LUẬT NGỌC LÂM

 

Địa chỉ: 20 A Phú Hòa, phường 7, Tân Bình

 

Luật sư Thu Thủy: 0941421973

 

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

 

Trân trọng./.

 

BIỂU PHÍ THANH TOÁN

Luật sư tranh tụng, Luật sư tư vấn, Luật sư vụ án Kinh doanh thượng mại, Tư vấn pháp luật, Tư vấn luật doanh nghiệp,  Luật sư án dân sự, Luật sư  án Hình sự, Hôn Nhân & Gia Đình, Hôn nhân có yếu tố nước ngoài, Chia tài sản chung, Tranh chấp Thừa kế, Lập di chúc, Kê khai di sản, Hợp đồng công chứng, Tư vấn chuyển nhượng đất đai, Soạn thảo đơn khởi kiện, Soạn thảo hợp đồng thương mại, Thụ tục khởi kiện tại tòa án, Trọng tài thương mại.

 

Về đầu trang