Tư vấn độc quyền sáng chế

1. Các hình thức bảo hộ Sáng chế/Giải pháp hữu ích:

Bằng độc quyền Sáng chế được cho phép đăng ký nếu đáp ứng các điều kiện:

+ Có tính mới;

+ Có tính sáng tạo;

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích được cho phép đăng ký nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện:

+ Có tính mới;

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

NO PHOTO

2. Điều kiện đăng ký bảo hộ Bằng sáng chế/Giải pháp hữu ích:

Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền Đăng ký Sáng chế/Giải pháp hữu ích:

· Tác giả tạo ra Sáng chế/Giải pháp hữu ích bằng công sức và chi phí của mình;

· Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật;

· Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra Sáng chế/Giải pháp hữu ích thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký Sáng chế/Giải pháp hữu ích đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;

· Trường hợp Sáng chế/Giải pháp hữu ích được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:

+ Trường hợp Sáng chế/Giải pháp hữu ích được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền Đăng ký Sáng chế/Giải pháp hữu ích;

+ Trường hợp Sáng chế/Giải pháp hữu ích được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền Đăng ký Sáng chế/Giải pháp hữu ích;

+ Trường hợp Sáng chế/Giải pháp hữu ích được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu - phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thỏa thuận hợp tác nghiên cứu - phát triển không có quy định khác thì một phần quyền Đăng ký Sáng chế/Giải pháp hữu ích tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu - phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền Đăng ký Sáng chế/Giải pháp hữu ích.

 

Hãy liên hệ với Hãng luật Ngọc Lâm, Quý khách sẽ được tư vấn và cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tận tâm và tốt nhất!

HÃNG LUẬT NGỌC LÂM

Địa chỉ: 20 A Phú Hòa, phường 7, Tân Bình

Luật sư Thu Thủy: 0941421973

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

BIỂU PHÍ THANH TOÁN

Luật sư tranh tụng, Luật sư tư vấn, Luật sư vụ án Kinh doanh thượng mại, Tư vấn pháp luật, Tư vấn luật doanh nghiệp,  Luật sư án dân sự, Luật sư  án Hình sự, Hôn Nhân & Gia Đình, Hôn nhân có yếu tố nước ngoài, Chia tài sản chung, Tranh chấp Thừa kế, Lập di chúc, Kê khai di sản, Hợp đồng công chứng, Tư vấn chuyển nhượng đất đai, Soạn thảo đơn khởi kiện, Soạn thảo hợp đồng thương mại, Thụ tục khởi kiện tại tòa án, Trọng tài thương mại.

 

Về đầu trang